LTS: Chúng tôi trích đăng bài Dẫn nhập và 3 bài giảng tĩnh tâm năm của Tu viện Mai khôi, từ 27.8 đến 01.09.2012.
- Khai mạc tĩnh tâm - Tanila Hoàng Đắc Ánh
1. Phụng vụ và cầu nguyện - Tanila Hoàng Đắc Ánh
2. Đời sống chung - Toma Thiện Trần Minh Cẩm
3. Đời sống trí thức - Antôn Trần Thanh Long
4. Hoạt động tông đồ - Anrê Đỗ Xuân Quế
5. Giới thiệu Tự sắc “ Cửa Đức tin” - Giuse Đinh Văn Vũ
6. Giới thiệu Tông huấn “Lời Chúa” - Giuse Phạm Hưng Thịnh
1. Phụng vụ và cầu nguyện - Tanila Hoàng Đắc Ánh
2. Đời sống chung - Toma Thiện Trần Minh Cẩm
3. Đời sống trí thức - Antôn Trần Thanh Long
4. Hoạt động tông đồ - Anrê Đỗ Xuân Quế
5. Giới thiệu Tự sắc “ Cửa Đức tin” - Giuse Đinh Văn Vũ
6. Giới thiệu Tông huấn “Lời Chúa” - Giuse Phạm Hưng Thịnh
Tanila Hoàng Đắc Ánh
Thưa các anh,
Theo Hiến pháp dòng Đa Minh (số 68), thì “hằng năm, tất cả anh em phải tĩnh tâm sáu ngày trọn, để suy ngắm Lời Thiên Chúa trong lòng và cầu nguyện khẩn thiết hơn thường”. Chẳng những Hiến pháp Dòng chúng ta, mà cả Giáo luật và Công đồng cũng quan tâm đến việc tĩnh tâm. Sở dĩ có việc quan tâm đến việc tĩnh tâm, là vì ai cũng biết về con người.
I. Tại sao phải tĩnh tâm?
1. Thánh kinh dạy rằng con người là con vật có linh hồn và rằng con người có giá là vì linh hồn hơn là vì thể xác. Thân xác, con người mượn ở vật chất; nhưng, linh hồn, chúng ta chỉ phải lãnh nhận từ Thiên Chúa mà thôi. Thế nhưng con người chúng ta lo âu cho thân xác mà quên lãng linh hồn.
1.1_ Thật vậy. Nhịn ăn, nhịn uống một ngày, thân xác con người thấy rõ nhu cầu và đòi thỏa mãn. Và thường thì con người thỏa mãn. Còn bỏ kinh một ngày, linh hồn con người không thấy rõ nhu cầu và, do đó, không đòi phải thỏa mãn. Cuộc đời cứ như vậy mà trôi qua và con người, một ngày nào đó, chỉ lo cho thân xác mà quên mất linh hồn. Vì sự tình là như thế, nên chúng ta phải xét nghiệm hằng năm, kẻo linh hồn bị khô cứng mới hay, mới chữa.
1.2_ Hơn nữa, dù cho chúng ta có quan tâm đến linh hồn thì, trong một đời người, chúng ta làm việc thiêng liêng hay trí thức được bao nhiêu? Theo một triết gia kia thì, trong đời một người gọi là thọ (60 tuổi), chúng ta làm việc tinh thần chỉ tám năm là cùng!
1.3_ Rồi chúng ta có sử dụng tám năm ít ỏi đó cho mục đích mình nhắm không? Người tu sĩ hiến thân với mục đích, với một chương trình, với một châm ngôn tôi phục vụ Thiên Chúa qua công việc: đi thăm người này, dạy đạo người kia. Tôi làm, tôi làm mà không hết việc, đến nỗi phải bỏ kinh nghĩa và, sau hết, chỉ thấy công việc, mà không thấy tại sao làm công việc. Công việc đã chiếm chỗ của Thiên Chúa trong đời sống tôi!
1.4_ Hơn nữa, những người mà tôi tiếp xúc đó, là những người có khả năng thu hút: họ có tiền bạc, có chức tước, có ngoại hình. Nên người tu sĩ dễ bị người đời quyến rũ đến quên sứ mệnh cao cả mà, khi tuyên khấn, mình dốc lòng thực thi. Người đời đã chiếm chỗ của Thiên Chúa trong con tim tôi.
1.5_ Chưa hết! Trong những ngày mới khấn hứa, chúng ta còn sáng suốt dành chỗ nhất trong tâm hồn cho Thiên Chúa, còn mạnh mẽ khước từ những quyến rũ trần tục. Nhưng còn những yếu tố vô hình khác, như: thời gian và không gian. Trong những ngày mới khấn hứa, tôi thấy mình cẩn thận khi dâng thánh lễ, khi tiếp xúc với kẻ khác. Ngày nay, qua thời gian và không gian, sự cẩn thận ấy không còn như xưa. Thời gian và không gian đã làm cho Thiên Chúa già cỗi trong tâm hồn tôi.
Vì những nguy cơ ấy và những nguy cơ vô hình khác mà, hằng năm, người tu sĩ phải có những ngày ngước mắt nhìn thẳng mục đích chính yếu của mình, và xác định lại mình đã xa mục đích hay không mà điều chỉnh nếu cần.
II. Vậy, tĩnh tâm là phải làm gì?
Theo Hiến pháp số 68, tĩnh tâm là “để suy ngắm Lời Thiên Chúa trong lòng và cầu nguyện khẩn thiết hơn thường”. Chúng ta nên làm ít ra hai việc sống với Thiên Chúa nhiều hơn và duyệt lại tư duy và nếp sống để đổi mới, nếu cần.
1. Sống với Thiên Chúa nhiều hơn.
Mỗi sáng, vừa mở mắt ra, chúng ta đã dâng lên Thiên Chúa mọi việc sẽ làm trong ngày, làm của lễ đầu ngày. Nhưng, sau đó, mọi việc quay như máy và chớp nhoáng. Máy móc, vì quá quen đến nỗi đọc mà không cần suy nghĩ. Chớp nhoáng, vì còn phải đi họp, tiếp khách hoặc tắm biển sớm theo toa bác sĩ. Cử hành thánh lễ như thế, thì Thiên Chúa nghĩ sao? Có phải chăng là chúng ta hối Chúa đi nhanh, để chúng ta còn phải tiếp người phàm, để chúng ta còn lo cho sức khỏe?
Duyệt lại tư duy và nếp sống
Tĩnh tâm, trước hết, là để nhìn lại quá khứ và, sau đó, là để nhìn đến ngày mai: nhìn lại và nhìn đến trước mặt Thiên Chúa.
2.1_ Hôm ấy, trước mặt Thiên Chúa và trước mặt Công đồng dân Người, tôi đặt tay trên cuốn Hiến pháp mà thề; và “lời nguyền với Chúa hôm ấy, tôi xin giữ trọn” (Tv 111,19). Thế mà tôi có giữ trọn không? Tôi có sống theo Hiến pháp của Dòng tôi không?
2.2_ Và phải sửa, phải tiến sao đây?
a. Phải giải quyết mọi thiếu sót trầm trọng, tình cũng như tiền, chẳng hạn.
b. Rồi dốc lòng: một nết xấu phải chừa, một tính tốt phải tập: một mà thôi, cũng đã “quá nhiều”.
Kết thúc:
Trả lời được hai câu hỏi ấy, chúng ta mới có quyền thầm nghĩ rằng: lần tĩnh tâm Thiên Chúa ban cho tôi năm nay, không phải là vô ích!
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét