Không nên coi Thường Huấn chỉ là một phần phụ thêm cho chương trình đào tạo hiến định; đúng hơn, đó sự hội nhập của cá nhân vào đoàn sủng riêng của Dòng. (QCHVC, số 6).
-----------------------------------------------------------------

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

TỔNG QUYỀN DÒNG ĐA MINH

(Tác giả: Eladio Neira OP, Tổng thư ký dòng từ 1980 đến 1986. Bài này đã được xuất bản trong số đặc biệt của I.D.I tháng 4 và 5 năm 1983, và trong số tháng 5 năm 1992). _Joseph chuyển ngữ_

Từ khi thành lập cho tới nay, Dòng Đa Minh luôn có một vị Bề trên chung gọi là “Bề trên Tổng quyền”. Như chúng ta có thể xem trong danh sách, đó là một triều đại dài (theo thuật ngữ của chế độ quân chủ, chúng ta có thể nói rằng đó là một trong những “ngôi nhà cổ” của Châu Âu). Đó là một triều đại hợp nhất. Trong Dòng, không có sự cách quãng, gián đoạn hoặc những triều đại trung gian. Chỉ trong thời ly giáo Tây Phương với một Giáo hoàng ở Rô-ma và một Giáo hoàng ở Avignon (1380-1418), cùng cách thức này, quyền lãnh đạo dòng cũng chia hai với một Tổng quyền ở Rô-ma và một vị khác đứng đầu Dòng trong khu vực trung thành với ngụy Giáo hoàng. Nhưng các vị này không bao giờ được công nhận là người kế vị thánh Đaminh hợp pháp. Đó là một triều đại dân chủ. Ngay từ khi ban đầu, Dòng luôn bầu chọn Tổng quyền trong Tổng hội bằng phiếu bầu dân chủ và đại nghị (Các Giám tỉnh và các Giám định viên cùng với các vị phụ tá tương ứng).

Đó cũng là một triều đại mang tính quốc tế được chứng minh qua danh sách sau đây: 

Argentina, 1 (86)

Ý, 38 (6, 9, 10, 12, 15, 23, 24, 25, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 38, 40, 41, 43, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 53, 54, 55, 56, 57, 61, 66, 68, 69, 70, 71, 72).

Pháp, 24 (5, 8, 11, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 26, 27, 28, 29, 37, 42, 60, 63, 73, 76, 79, 83, 87)

Tây Ban Nha, 15 (1, 3, 7, 39, 44, 52, 58, 62, 64, 65, 67, 74, 78, 80, 82)

Đức, 2 (2, 4)

Ai-len, 2 (81, 84)

Anh, 1 (85)

Áo, 1 (75)

Hà-lan, 1 (77)

Mê-xi-cô, 1 (59)

Thực tế, có 86 Tổng quyền Dòng, bởi vì một trong số các ngài, cha Marcial Auribelli, (29) được bầu hai lần và ngài quản trị Dòng suốt hai nhiệm kỳ1453-1462 và 1465-1473. Một phép tính đơn giản cho chúng ta biết, mỗi vị Tổng quyền quản trị Dòng trung bình 9,2 năm. Hiển nhên, các ngài không có thời gian quản trị như nhau. Ví dụ, Alberto Chiavari (10) quản trị dòng chỉ 3 tháng, Gerardo de Adaunario (17), Pedro Rouchin (27), Guido Flamochet (28), Bernabé Sansoni (34) và Juan Clerée (37) qua đời cùng năm được bầu. Ngược lại, Antonine Cloche (86) giữ kỷ lục trong việc lãnh đạo Dòng, bởi vì ngài giữ chức vụ Tổng quyền 34 năm. Trong giai đoạn từ năm 1686 tới 1819 (nghĩa là 133 năm) chỉ có 7 Tổng quyền, trung bình mỗi vị quản trị 19 năm. Trong thời đại chúng ta, cha Gillet đạt đến mức trung bình này với 17 năm quản trị Dòng (1929-1946). 

Về tuổi của các Tổng quyền, chúng ta phải nói rằng các ngài không được gọi vào vị trí lãnh đạo theo một độ tuổi mà người ta nói là “có thể chấp nhận được”. Xin được trích dẫn một số thái cực: Jourdain de Saxe vị Tổng quyền tiên khởi kế nhiệm thánh Đaminh và là người hoàn thành nhiệm vụ, được bầu khi mới 32 tuổi, và qua đời ở tuổi 47 do đắm thuyền ở biển Syria khi đi hành hương Đất thánh. Ngài quản trị dòng suốt 15 năm. Ngược lại, Cormier (76) được bầu khi đã 72 tuổi, và lãnh đạo Dòng 12 năm. Những cử tri bỏ phiếu chọn Thomas Ripoll (62), 73 tuổi, nghĩ rằng họ chọn một Tổng quyền chuyển tiếp. Nếu họ nghĩ vậy, họ đã sai lầm lớn, vì Ripoll đã sống tới 95 tuổi và quản trị dòng suốt 22 năm (1752-1747). Chỉ có thánh Raymond de Peñafort sống lâu hơn ngài, bởi thánh nhân sống tới 100 tuổi, nhưng thánh nhân chỉ lãnh đạo Dòng 2 năm trong cương vị Tổng quyền. 

Mối liên hệ với Tòa thánh không phải luôn thân tình như người ta hy vọng. Tổng quyền Munio de Zamora (7), Nicolás Rodolfi (55) và Sixto Fabri (50) bị Đức giáo hoàng cách chức. Các Tổng quyền Raymond de Peñafort (3), Humbert de Romans (5), Aimerico Placentinus (12), Simon Lingoniensis (21), Conrado de Asti (30), Vicente Ajello (72) và García de Paredes (78) đã từ chức ít nhiều tự ý.

Phẩm chất, trí tuệ, tinh thần của những người chỉ huy Dòng có thể được đánh giá theo những chỉ dẫn sau đây: 2 vị thánh (1 và 3), 5 vị chân phước ((2, 6, 9, 23, 76), hai vị khác mang tước hiệu Đáng kính từ xưa (4, 5), hiện nay, chúng ta đang thực hiện tiến trình xin phong chân phước cho một vị khác nữa (78). Một trong các vị Tổng quyền Nicolás Boccasini (9) được bầu làm Giáo hoàng với tông hiệu Bê-nê-đi-tô XI. 14 vị được thăng Hồng y, trong đó có một số vị rất nổi tiếng: Cajetan (38), García de Loaysa (39), Vicente Giustiniano (47), Xavierre (52), Augustin Pipia (61) và Jean-Thomas de Boxadors (64). 9 vị là Giám mục, Thượng phụ hoặc đại diện Giáo hoàng. 

Những ghi nhận khác: Một trong các vị Tổng quyền, cha Jean le Teutonique, được bỏ phiếu sau khi đã là Giám mục từ chức. Chúng ta biết về ngài trong một số tài liệu như “Người anh em và Giám mục”. Vicente Giustiniano (47) vẫn giữ chức Tổng quyền thêm một năm sau khi được vinh thăng Hồng y. Chỉ có Tổng quyền Marcial Auribelli (29), như chúng ta đã nói, được bỏ phiếu hai lần. Ba Tổng quyền được phỏ phiếu bằng thư không qua Tổng hội (68, 69, 74). 47 vị qua đời khi còn tại chức. 10 vị từ chức Tổng quyền khi được thăng chức trong Giáo hội. Những vị khác thuộc danh sách “Cựu Tổng quyền” . 

Danh sách Tổng quyền dòng Đa Minh

1. Thánh Tổ phụ Dominicus (TBN) (1216)-1221

2. Chân phước Iordanus de Saxonia (Đức) 1222-1237

3. Thánh Raymundus de Peñafort (TBN) 1238-1240

4. Đấng đáng kính Ioannes a Wildeshausen (Đức) 1241-1252.

5. Đấng đáng kính Humbertus de Romans (Pháp) 1254-126

6. Chân phước Ioannes a Vercellis (Ý) 1264-1283

7. Fr. Munio de Zamora (TBN) 1285-1291

8. Fr. Stephanus Bisuntinus (Pháp) 1292-1294

9. Chân phước Nicolaus Boccasini [GH Bê-nê-đi-tô XI] (Ý) 1296-1298

10. Fr. Albertus de Chiavari (Ý) 1300-1300

11. Fr. Bernardus de Iusico (Pháp) 1301-1303

12. Fr. Aymericus Giliani (Ý) 1304-1311

13. Fr. Berengarius de Landora (Pháp) 1312-1317

14. Fr. Hervaeus de Nédéllec (Pháp) 1318-1323

15. Fr. Barbabas Cagnoli (Ý)……… . 1324-1332

16. Fr. Hugo de Vaucernain (Pháp)…… 1333-1341

17. Fr. Gerardo de Adaumario [Daumar] (Pháp) 1342-1342

18. Fr. Petrus de Palma [Baume-les-Dames] (Pháp) 1343-1345

19. Fr. Garinus de Gyaco [GM] Pháp) 1346-1348

20. Fr. Ioannes de Moulins (Pháp) 1349-1350

21. Fr. Simon Lingoniensis (Pháp) 1352-1366

22. Fr. Elias Raymond (Pháp) 1367-1380

23. Chân phước. Raymundus de Vineis, Capuanus (Ý) 1380-1399 Các vị lãnh đạo ở Aviognon: Fr. Elias Raymond (Pháp) 1380-1389 Fr. Nicolaus de Troia (Ý) ……. 1391-1393 Fr. Nicolaus Vallisoletanus (TBN) 1394-1397 Fr. Ioannes de Puinoix (Pháp) 1397-1418

24. Fr. Thomas Paccaroni (Ý) 1401-1414

25. Fr. Leonardus Dati (Ý) 1414-1425

26. Fr. Bartholomaeus Texier (Pháp) 1426-1449

27. Fr. Petrus Rochin (Pháp) 1450-1450

28. Fr. Guido Flamochet (Avignon)(Pháp) 1451-1451

29. Fr. Martialis Auribelli (Avignon) (Pháp) 1453-1462

30. Fr. Conradus de Asti (Ý) 1462-1465 Fr. Martialis Auribelli (ở Avignon) (Pháp) 1465-1473

31. Fr. Leonardus Mansueti (Ý) 1474-1480

32. Fr. Salvus Cassetta (Ý) 1481-1483

33. Fr. Bartholomaeus Comazzi (Ý) 1484-1485

34. Fr. Barnabas Sansoni (Ý) 1486-1486

35. Fr. Ioachim Torriani (Ý) 1487-1500

36. Fr. Vincentius Bandello (Ý) 1501-1506

37. Fr. Ioannes Clérée (Pháp) 1507-1507

38. Fr. Thomas de Vio seu Caietanus (Ý) 1508-1518

39. Fr. García de Loaysa (TBN) 1518-1524

40. Fr. Franciscus Silvestri (TBN) 1525-1528

41. Fr. Paulus Butigella (Ý) 1530-1531

42. Fr. Ioannes du Feynier (Pháp) 1532-1538

43. Fr. Augustinus Recuperati (Ý) 1539-1540

44. Fr. Albertus de las Casas (TBN) 1542-1544

45. Fr. Franciscus Romeo (Ý) 1546-1552

46. Fr. Stephanus Usodimare (Ý) 1553-1557

47. Fr. Vincentius Giustiniani (Ý) 1558-1570

48. Fr. Seraphinus Cavalli (Ý) 1571-1578

49. Fr. Paulus Constabile (Ý) 1580-1582

50. Fr. Sixtus Fabri (Ý) 1583-1589

51. Fr. Hippolytus M. Beccaria (Ý) 1589-1600

52. Fr. Hieronymus Xavierre (TBN) 1601-1607

53. Fr. Augustinus Galamini (Ý) 1698-1612

54. Fr. Seraphinus Secchi (Ý) 1612-1628

55. Fr. Nicolaus Ridolfi (Ý) 1629-1642 56. Fr. Thomas Turco (Ý) 1644-1649

57. Fr. Ioannes-Bapt. Marini (Ý) 1650-1669

58. Fr. Ioannes-Thomas de Roccaberti (TBN) 1670-1677

59. Fr. Antoninus de Monroy (Mê-xi-cô) 1677-1686

60. Fr. Antoninus Cloche (Pháp) 1686-1720

61. Fr. Augustinus Pipia (Ý) 1721-1725

62. Fr. Thomas Ripoll (TBN) 1725-1747

63. Fr. Antoninus Bremond (Pháp) 1748-1755

64. Fr. Ioannes-Thomas de Boxadors (TBN) 1756-1777

65. Fr. Balthasar de Quiñones (TBN) 1777-798

66. Fr. Pius Iosephus Gaddi (Ý) : Tổng đại diện (1798-1806) và Tổng quyền 1806-1814, Tổng đại diện (1814-1819).

67. Fr. Ioachim Briz (TBN) 1825-1831

68. Fr. Franc.-Ferdinandus Jabalot (Ý) 1832-1834

69. Fr. Bened.-Mauritius Olivieri (Ý) 1834-1835

70. Fr. Thomas-Hyac. Cipolletti (Ý) 1835-1838

71. Fr. Angelus-Dom. Ancarani (Ý) 1838-1844

72. Fr. Vincentius Ajello (Ý) 1844-1850

73. Fr. Alex. Vincentius Jandel (Pháp):Tổng đại diện (1850-1855) và Tổng quyền 1855-1582, Fr. Iosephus M. Sanvito (Ý), Tổng đại diện (1873-1879)

74. Fr. Iosephus M. Larroca (TBN) 1879-1891

75. Fr. Andreas Frühwirth (Áo) 1891-1904

76. Chân phước. Hyacinthus M. Cormier (Pháp) 1904-1916

77. Fr. Ludovicus Theissling (Hà lan) 1916-1925

78. S.D. Bonaventura García de Paredes (TBN) 1926-1929

79. Fr. Martinus-Stanislaus Gillet (Pháp) 1929-1946

80. Fr. Emmanuel Suárez (TBN) 1946-1954

81. Fr. Michaël Browne (Ai-len) 1955-1962

82. Fr. Anicetus Fernández (TBN) 1962-1974

83. Fr. Vincentius de Couesnongle (Pháp)1974-1983

84. Fr. Damianus Byrne (Ail-len) 1983-1992

85. Fr. Timotheus Radcliffe (Anh) 1992-2001

86. Fr. Carlos Azpiroz Costa (Argentina) 2001-2009

87. Fr. Bruno Cadoré (Pháp) 2010-

1 nhận xét :

  1. Vị Tổng Quyền của Dòng không theo "Bề trên" hay "viện phụ", nhưng là người đứng thứ nhất trong số các anh em.

    Trả lờiXóa